Năm 2016, Việt Nam có số lượng bia được tiêu thụ là 4,8 tỷ lít bia/năm và tỉ lệ này vẫn đang có xu hướng tăng lên. Cuộc sống ngày càng phát triển, bữa ăn càng được cải thiện và nâng cao hơn nhưng đây cũng là yếu tố làm bệnh gút ngày càng gia tăng. Làm thế nào sống trong thời đại này mà vẫn phòng tránh bệnh gút hiệu quả.
1. Bổ sung nước:
Đặc biệt là nước có tính kiềm cao sẽ hạn chế muối urat kết tủa và giúp loại bỏ acid uric khỏi cơ thể, vì vậy cần tăng cường uống nước giúp phòng tránh được bệnh gút. Nước khoáng có độ PH càng cao càng có lợi cho người bệnh gút
2. Không uống rượu, hạn chế uống bia, đồ uống có ga.
- Rượu: có thể gây mất nước và làm tăng axit lactic máu. Khi uống rượu cùng với các đồ ăn thì một mặt bản thân rượu đã bổ sung một lượng purin (đặc biệt là rượu vang đen và đỏ), mặt khác còn hạn chế bài tiết urat qua nước tiểu, tạo điều kịên giữ lại purin của thức ăn và tăng quá trình tinh thể hoá các urat ở nước tiểu và tế bào.
- Bia: Trong một nghiên cứu từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts(Mỹ) đã ghi nhận 730 người phát triển bệnh gout. Trong đó, những người uống trên 2 vại bia mỗi ngày có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2,5 lần người không uống. Những trường hợp uống rượu ở mức độ tương tự cũng có nguy cơ cao gấp 1,6 lần.
- Bia: Trong một nghiên cứu từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts(Mỹ) đã ghi nhận 730 người phát triển bệnh gout. Trong đó, những người uống trên 2 vại bia mỗi ngày có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2,5 lần người không uống. Những trường hợp uống rượu ở mức độ tương tự cũng có nguy cơ cao gấp 1,6 lần.
3. Tăng cường thực phẩm chứa ít purine:
Những loại thực phẩm như rau xanh đậm, các loại hạt, rau nhiều chất xơ là những thực phẩm có lượng purine thấp. Những thực phẩm này có tác dụng giảm nồng độ acid uric trong máu đồng thời nâng cao tính kiềm trong cơ thể. Một Quả anh đào và quả mâm xôi được các chuyên gia khuyên nên dùng. Ngoài ra các loại rau như rau cần, cải bắp, củ cải, súp lơ,... đều tốt với người bệnh gút.
4. Tránh ăn quá nhiều đạm động vật
Các thực phẩm chứa nhiều purin như thịt đỏ (thịt bò, thịt dê,..), nội tạng động vật (gan, thận, não, lách) và hải sản (cá trích, cá thu, sò, trai,…) Các loại thức ăn cay, nóng.
5. Giảm béo.
Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giảm cân từ từ giúp giảm nồng độ acid uric máu, đồng thời giảm bới sự chịu đựng sức nặng của các khớp. Tuy nhiên không nên nhịn đói để giảm cân nhanh vì như vậy lại càng làm tăng acid uric máu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét